Bánh tráng nướng vị ruốc Mikiri - Bánh tráng nướng ruốc "Cà Khịa"

  06/09/2023

  Vũ Trụ

Bánh tráng nướngbánh đa là thức quà quê đã quá quen thuộc với phần đông mọi người. Được biến hóa từ chiếc bánh tráng gạo mỏng dẻo có thêm sự góp mặt của các thành phần mè, dừa, lạc, đậu phộng,....Tùy theo từng nơi mà lại bánh này sẽ được làm từ các loại bột và nguyên liệu khác nhau, mang đến sự đa dạng, nét độc đáo riêng biệt cho món bánh này. Từ Bắc vào Nam, có khá nhiều các làng nghề làm bánh đa nổi danh cả nước. Mỗi làng nghề đem đến một phong vị khác nhau, khiến thực khách phải xiêu lòng khi thưởng thức.

banh-da-nuong

1. Các loại bánh tráng nướng/ bánh đa nổi danh.

1.1. Bánh đa Phúc Hạ - Món bánh đặc sản của Lý Nhân, Hà Nam.

Sở dĩ có cái tên đa Phúc Hạ, bởi món bánh này có xuất xứ từ làng Phúc Hạ, thuộc tỉnh Hà Nam. Sinh hoạt của người dân nơi đây gắn chặt với sự hình thành và phát triển của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc bộ. Vì thế, mà các làng nghề chế biến nông sản như bánh tráng nướng dần ra đời và phát triển trong hơn 100 năm qua. Món bánh nơi đây được làm từ gạo Khang Dân, sau khi ngâm vài giờ, gạo được vớt ra cho vào cối đá để xay. Sau khi xay xong thì đem đi tráng bánh và cuối cùng đem đi phơi khô. Những công đoạn này vừa đòi hỏi kỹ thuật, sự khéo léo cũng như tốn rất nhiều công sức. Có lẽ vì vậy mà món bánh này không chỉ thơm ngon, còn có vị bùi ngậy riêng biệt, được đông đảo mọi người ưa chuộng.

1.2. Bánh đa Kế - Đặc sản vùng Bắc Giang.

Gọi là bánh đa Kế bởi món bánh này được làm ở làng Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang. Đây là một trong những sản phẩm làng nghề tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang, được lựa chọn giới thiệu và triển lãm trong các lễ hội ẩm thực ở khắp cả nước. Dưới bàn tay khéo léo của người nghệ nhân Dĩnh Kế, món bánh tráng này lại trở nên giòn tan, vị ngon khó lẫn vào đâu được. Được làm từ các loại gạo ngon, để lâu ngày, vì khi ấy nhựa gạo chuyển hoá thành một dạng thức khác, cô đọng và hoà tan vào những hạt gạo trắng trong. Tiếp đến lại đem xay nhuyễn, tráng bánh và phơi bánh. Đặc biệt, khâu khó nhất để tạo ra món bánh đa Kế đúng nghĩa chính là là khâu nướng bánh.“Than để nướng phải là than củi. Không được quạt lửa mạnh sẽ khiến bánh dễ cháy mà không chín. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, vị thơm béo của vừng đen, vị bùi bùi của lạc, vị thơm nhè nhẹ của gạo hòa lẫn với khoai lang, vị đậm đà của muối tinh... đã trở thành món quà không thể thiếu của quê nhà.

1.3. Bánh đa Đô Lương - Món bánh nổi danh xứ Nghệ.

Nếu như bánh đa ở phía Bắc có kích thước lớn, thơm bùi vị lạc, vừng thì bánh đa miền Trung lại có phần nhỏ hơn, chỉ bằng một chiếc dĩa, nhưng khi nếm thử lại có đủ sự hội tụ của các loại vị: từ vị chua, vị cay, vị mặn cho đến vị ngọt nhờ gia vị được thêm vào với bột gại xay nhuyễn trong quá trình làm bánh. Nhắc đến bánh đa miền Trung thì không thể không nói đến bánh đa Đô Lương. Chiếc bánh nhỏ nhắn với đường kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen nên khi ăn rất bùi và thơm. Các nghệ nhân làm bánh đã sử dụng và hòa trộn các loại gia vị như tỏi, ớt, hạt tiêu... giã nhuyễn, trộn đều khéo léo cùng bột gạo hảo hạng của vùng đất này, mang đến vị cay nồng, đậm đà, vô cùng hấp dẫn. Ở đây, người dân thường nướng bánh đa bằng than hoa hoặc chiên với dầu để tạo nên chiếc bánh mỏng, nhẹ, giòn. Bánh đa chiên/ nướng có vị ngậy, béo và dù đã có sẵn vị cay nhưng mọi người vẫn thường thêm tương ớt, nước mắm ớt... để tăng thêm độ đậm đà cho bánh.

1.4. Bánh tráng nướng dừa Tam Quan - Bình Định.

Khác hẳn với các loại bánh nướng ở trên, món bánh nướng này có thêm một loại nguyên liệu chính là nước cốt dừa và cơm dừa. Với người dân xứ Nẫu, đây là thức quà quê hương mộc mạc, chân chất với vị béo ngọt mát lành, luôn đồng hành trong cuộc sống thường ngày. Công đoạn làm món bánh này cũng đòi hỏi không ít kỹ thuật cùng sự tỉ mỉ. Dĩ nhiên để cho ra những chiếc bánh thơm ngon thực thụ, phải sử dụng các loại nguyên liệu chất lượng và hòa trộn chúng theo tỷ lệ thích hợp: từ bột gạo, bột sắn cho đến nước cốt dừa, cơm dừa, mè đen,...Điểm khác biệt của loại bánh này còn nằm ở chỗ bánh được tráng khá dày nên vì thế mà cần phơi trong nắng gắt hoặc tận 2-3 ngày. Và cũng chỉ có thể nướng chứ không nhúng nước được. Khi nướng phải lật đều, nướng kỹ và nướng bằng lửa than thì bánh mới ngon, giòn đều. Bánh gặp lửa sẽ phồng lên và vàng ươm mùi hành quyện với mùi béo của mè cùng nước dừa sẽ kích thích cá giác quan của bạn.

1.5. Bánh tráng nướng Tây Ninh - Món bánh thơm ngon nổi danh.

Tây Ninh là vùng đất được biết đến như một nơi tâm linh với các chùa chiền, đền miếu và những món đặc sản nổi danh - trong đó có cả bánh tráng nướng. Có khá nhiều loại bánh với độ dày, tỷ lệ thành phần các loại nguyên liêu khác nhau. Bên cạnh món bánh nướng dừa béo ngọt, còn có các loại bánh nướng khác khá độc đáo với sự tham gia của tiêu, hành, ớt, tôm,.... Cũng cần trải qua các công đoạn như ngâm-xay bột gạo, hòa trộn hỗn hợp, tráng và phơi bánh. Với cái nắng to ở Tây Ninh mà bánh tráng mau khô, giữ được mùi vị đặc trưng của từng nguyên liệu. Chắc hẳn vì thế, mà món bánh này lại được yêu mến ở khắp các tỉnh thành cả nước. 

2. Bánh tráng nướng vị ruốc Mikiri - Nguyên liệu làm nên bánh.

Ngày nay, với cuộc sống ngày càng hiện đại, việc nướng bánh lại gây trở ngại không ít cho công việc nội trợ của các chị em. Bởi vừa đòi hỏi công sức lại tốn kém thời gian mà thành quả nhiều khi lại không được như mong đợi. Thấu hiểu được tâm tư cũng như nhu cầu của người tiêu dùng mà Mikiri đã cho ra mắt dòng bánh tráng nướng gồm hai loại là bánh tráng nướng dừa Mikiri và bánh tráng nướng ruốc Mikiri. Bánh tráng nướng dừa hiện nay có thể nói là đã quá quen với người tiêu dùng, còn bánh tráng nướng Mikiri  ắt hẳn sẽ khiến không ít người phải tò mò. Bánh tráng nướng ruốc Mikiri sở dĩ được làm từ ruốc mà không phải từ tôm là bởi so với tôm, thì ruốc lại ít mùi tanh hơn mà lại không hề kém cạnh về mặt dinh dưỡng, dễ dàng hòa trộn để mang đến hương vị hấp dẫn. Với hàm lượng ruốc là 2%, được hòa trộn một cách khéo léo cùng bột năng, bột gạo tạo nên kết cấu hỗn hợp hương vị hài hòa, độc đáo. Sản xuất bởi dây chuyền hiện đại cùng các thiết bị tiên tiến, đảm bảo thành phẩm đạt đủ các tiêu chí an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất hoàn toàn không trộn lẫn tạp chất, không sử dụng hương nhân tạo nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể an tâm sử dụng. Ngoài ra, được nướng ở nhiệt độ phù hợp nên hai mặt bánh được chín đều, không bị cháy xém hay bị chai do chưa chín như khi nướng thủ công. Với quy cách 2 cái/ xấp, bạn có thể dễ dàng cân đối khẩu phần hợp lý, thưởng thức trọn vẹn món bánh tráng nướng vị ruốc Mikiri mà không cần lo bị tăng cân hay phân vân nếu không sử dụng hết thì nên bảo quản thế nào để giữ được độ giòn ngon cùng hương vị của bánh.

banh-trang-nuong-ca-khia

3. Tên gọi "Cà Khịa" của bánh tráng nướng vị ruốc Mikiri

Ngoài tên gọi thông thường là bánh tráng nướng ruốc Mikiri, thì còn có một cái tên gọi độc lạ khác là "bánh tráng nướng Cà Khịa" góp phần xây dựng, làm mới hình ảnh cho nhãn hàng. "Cà Khịa" vốn là một từ ngữ được các bạn trẻ sử dụng thường xuyên trong các dịp chuyện trò, sum họp. Vì thế, Mikiri đã đặt cái tên này nhằm để truyền tải một thông điệp hài hước, vui nhộn đến người tiêu dùng, tăng thêm sự kết nới giữa các mối quan hệ vào những dịp họp mặt, sum vầy cùng người thân, bạn bè. Với dòng chữ "Đừng khịa nha" cùng hình ảnh hài hước trên bao bì mang đến cảm giác thích thú cho thực khách.

banh-trang-nuong-vi-ruoc-mikiri

Mọi chi tiết liên hệ: 0908716871

Địa chỉ: 416/43/22 Dương Quảng Hàm, phường 5, quận Gò Vấp.

 

 

Đóng góp ý kiến

Xem thêm