Chao Mikiri - Đậm đà hương vị Việt

  13/06/2024

  Vũ Trụ

Chao là loại gia vị có nguồn gốc từ ẩm thực Quảng Đông, được du nhập vào Việt Nam và khá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Với hương vị đậm đà, béo ngậy và một chút mùi thơm đặc trưng, chao đã chinh phục được khẩu vị của mọi người. Không chỉ phổ biến trong bữa ăn gia đình, chao còn được sử dụng rộng rãi trong các món ăn tại nhà hàng và là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món đặc sản của Việt Nam. Nhưng không phải loại chao nào cũng đảm bảo chất lượng, đó là lý do tại sao chao Mikiri lại có mặt trên thị trường hiện nay.

1. Thành phần của chao Mikiri

Chao Mikiri được làm chủ yếu từ những hạt đậu nành tươi ngon, chắc mẩy. Hòa cùng các loại gia vị khác như muối, ớt tươi, rượu trắng,... Được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh với công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại. Vì vậy, trong quá trình lên men có thể loại bỏ và kiểm soát các vi sinh vật gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt, nhờ sự kết hợp đầy khéo léo mà chao vừa có vị béo thơm từ đậu nành,  vị cay dịu của ớt cùng vị mặn mà từ muối, đem đến cảm giác lạ miệng, kích thích vị giác của thực khách.

chao-mikiri-chao-ngon-chat-luong

2. Quy Trình Chế Biến Chao Mikiri

Để có được những khối chao Mikiri thành phẩm béo thơm, chất lượng, trắng ngà đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu các công đoạn chế biến của chao Mikiri.

chao-mikiri-chat-luong

2.1. Lựa Chọn Nguyên Liệu Chế Biến Chao Mikiri

Để có được những khối chao Mikiri ngon, khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Đậu nành phải được chọn lựa kỹ càng, đảm bảo hạt đều, chắc và không bị mốc. Nước dùng để ngâm đậu cũng phải là nước sạch, không lẫn tạp chất.

2.2. Ngâm Đậu Và Xay Nhuyễn Để Tạo Khối Chao Mikiri

Đậu nành sau khi được chọn lựa sẽ được ngâm trong nước khoảng 6-8 giờ cho đến khi hạt đậu nở đều. Sau đó, đậu được xay nhuyễn và nấu chín. Quá trình nấu đậu phải được kiểm soát cẩn thận để tránh bị cháy hoặc chưa chín đều dẫn đến việc lên men chao Mikiri không thành công

2.3. Lên Men Chao Mikiri

Đậu sau khi được nấu chín sẽ để nguội và sau đó ngâm cùng với rượu trắng lẫn các loại gia vị như muối, tỏi, ớt,.... và sử dụng phương pháp vi sinh tiên tiến để ủ lên men. Hỗn hợp này sẽ được ủ trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để lên men tự nhiên trong khoảng 7-10 ngày. Quá trình lên men sẽ giúp chao Mikiri có độ béo, vị cay và vị mặn tự nhiên thơm ngon đầy kích thích.

2.4. Đóng Gói Và Pha Chế Chao Mikiri

Sau khi quá trình lên men hoàn tất, các khối chao Mikiri sẽ được đóng gói trong từng hũ PET và khi chao chín tới, các khối chao sẽ nổi lên trên bề mặt hũ và có độ dẻo mịn. Khi thưởng thức, bạn chỉ việc múc một ít ra chén, nghiền nhuyễn và nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị của mình và gia đình là được.

3. Cách Sử Dụng Chao Mikiri

Chao Mikiri có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Một số thực khách thích ăn chao trực tiếp với cơm trắng hoặc bún, trong khi một vài thực khách lại thích dùng chao làm nước chấm cho các món ăn như rau củ luộc, thịt nướng, thịt luộc,..... Ngoài ra, chao Mikiri cũng có thể được dùng để nấu trực tiếp với các món kho, các món xào hay các món lẩu như lẩu chao hay vịt nấu chao,....

mon-ngon-voi-chao-mikiri

4. Lợi Ích Sức Khỏe Của Chao Mikiri

Không chỉ ngon miệng, chao Mikiri còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đậu nành- nguyên liệu chính của chao, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Quá trình lên men của đậu nành còn tạo ra các enzym và vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chao Mikiri còn chứa các chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.

dinh-duong-cua-chao-mikiri

5. Kết Luận

Chao Mikiri không chỉ đơn thuần là một loại gia vị mà còn là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam. Với hương vị béo ngon chất lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng cao, chao Mikiri xứng đáng có mặt trong mọi căn bếp gia đình. 

 

Đóng góp ý kiến

Xem thêm