19/06/2024
Hủ tiếu Việt Nam là sự kết hợp giữa hương vị Việt với món “cổ chéo” của người Hoa và hủ tiếu Nam Vang. Rất khó xác định thời gian và địa điểm xuất hiện món hủ tiếu đầu tiên. Chỉ biết món hủ tiếu bắt đầu trở nên nối tiếng từ cuối thế kỷ 17 khi Nguyễn Hữu Cảnh vào xây dựng Sài Gòn.
Đầu những năm 50, hủ tiếu bắt đầu có mặt tại các khu vực miền Nam và dần phát triển mạnh mẽ, nhất là ở Sài Gòn. Có thể bắt gặp bất kì quán hủ tiếu nào ở trên đường phố. Và ở thời điểm đó, món hủ tiếu gõ là món ăn mà ngày nay người ta thường dùng cụm từ "hot trend" để nói đến với tiếng gõ vang vọng khắp phố phường được nhà nhà người người yêu mến. Cho đến nay, món ăn này là một nét ẩm thực đặc trưng của miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng. Hiện nay, cũng vẫn còn tồn tại các quán hủ tiếu - mì gia truyền qua nhiều đời mang đến một phong vị vừa cổ xưa lại hiện đại, ẩn chứa tinh hoa ẩm thực trăm năm.
Hủ tiếu là món ăn rất được ưa chuộng trong cuộc sống hiện nay, đa dạng với các món như hủ tiếu xương, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu mực, hủ tiếu xào,.....Với hủ tiếu dai Mikiri, bạn có thể thử chế biến theo các cách sau:
Hủ Tiếu Nước: Đây là cách chế biến truyền thống và phổ biến nhất. Hủ tiếu được nấu với nước dùng thơm ngon, kết hợp với thịt heo, tôm, trứng cút, và rau sống như giá đỗ, hẹ, và ngò gai. Bạn có thể thêm chanh, ớt và tương ớt để tăng thêm hương vị.
Hủ Tiếu Khô: Hủ tiếu được trụng qua nước sôi, sau đó trộn với một vài loại sốt đặc biệt. Được thêm vào các loại thịt, hải sản, rau,......tạo nên món ăn hài hòa, kích thích vị giác. Món này thường đi kèm với một chén nước dùng nhỏ bên cạnh.
Hủ Tiếu Xào: Đây là một biến tấu khác của món hủ tiếu. Sợi hủ tiếu được luộc sơ và mang xào chung với các loại thịt, trứng, hải sản hay giá hẹ, cà rốt, các loại nấm và được nêm thêm các gia vị như tiêu, hành,..... Đây cũng là món ăn giàu dinh dưỡng và có hương vị không hề kém cạnh các món khác.
Hủ tiếu là một trong những món ăn ngon và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những vấn đề thường gặp khi nấu hủ tiếu là bún thường bị dính lại, làm mất đi sự ngon dai của món ăn.
Trước khi nấu, hãy ngâm hủ tiếu trong nước lạnh khoảng 5-10 phút, tùy thuộc vào loại hủ tiếu khô bạn đang sử dụng. Vắt nhẹ nhàng bún để kiểm tra độ đàn hồi, và khi chúng vừa đủ, hãy lấy ra khỏi nước.
Đun nước sôi và cho hủ tiếu vào nồi. Đun cho đến khi chúng không còn bám lại nhau nữa. Nhanh chóng lấy ra khỏi nồi và ngâm vào nước lạnh. Mách bạn mẹo nhỏ là trộn bún/hủ tiếu với lòng trắng trứng để tránh bị dính lại khi xào.
Hủ tiếu Mikiri nổi tiếng với sợi hủ tiếu trắng sữa, cọng to và sợi mềm mịn nhưng không bị bở. Sợi hủ tiếu có vị ngọt dịu kết hợp với nước dùng đậm đà và thơm ngọt. Được làm chủ yếu từ loại bột gạo dẻo thơm, có thêm ít bột năng giúp sợi hủ tiếu có độ dai ngon hấp dẫn, không bị bở nát khi cho vào trong nước nóng, không bị đứt gãy khi kéo. Được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt cùng các dây chuyền hiện đại, hoàn toàn tuân thủ tiêu chuẩn "bốn không": không phẩm màu, không chất tẩy trắng, không chất bảo quản, không hương nhân tạo đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, còn được đóng gói dưới dạng khô, dễ bảo quản, có thể để lâu mà không sợ bị hư hỏng khá tiện dụng cho các chị em nội trợ.
Công ty Mikiri thực thuộc tại Gò Vấp, cung cấp sỉ lẻ tới tất cả các tỉnh thành toàn quốc. Nếu bạn ở TP.HCM, Mikiri sẽ ship tận nơi cho bạn bằng Grab, Ahamove hoặc shipper của cửa hàng sẽ giao cho bạn…. đảm bảo bạn nhận được hàng nhanh nhất.
© Bản quyền thuộc về conlele.vn