31/08/2023
Bánh tráng nướng hay còn được gọi là bánh đa, là món ăn đã quá đỗi quen thuộc với mọi người, gần gũi trong đời sống hằng ngày. Tương tự như bánh tráng chỉ là bột gạo pha loãng với nước nhưng lại được thêm vào mè, dừa, lạc, vừng,....cho thêm phần đậm vị, tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho mình giữa vô vàn nguyên liệu của ẩm thực nước nhà.
Để làm nên một chiếc bánh tráng nướng thơm ngon đúng nghĩa đòi hỏi khá nhiều công sức của người thợ làm bánh. Không phải ngẫu nhiên mà đây là một trong số các làng nghề thủ công cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc ta. Sau đây, hãy để Mikiri nói sơ qua về cách làm nên món bánh này nha.
+ Lựa chọn nguyên liệu: Đây là khâu khá quan trọng bởi chất lượng của bột gạo sẽ ảnh hưởng đến bánh nên phải chọn loại gạo ngon, có độ dẻo thơm.
+ Cách chế biến:
- Sau khi ngâm gạo trong vài giờ, sẽ vớt ra cho vào cối đá để xay nhuyễn. Đây là công đoạn vừa đòi hỏi sức lực lại đòi hỏi sự khéo léo nên cần người có kinh nghiệm, nếu làm không khéo bột sẽ quá đặc hoặc quá loãng khó cho việc tráng bánh hoặc bánh sẽ bị quá mỏng.
- Tiếp đến, hòa trộn các nguyên liệu lại với nhau tạo nên hỗn hợp sánh mịn. Tùy theo mỗi nơi mà hàm lượng thành phần của mỗi loại nguyên liệu sẽ khác nhau, có thể tùy chỉnh theo ý thích.
- Sau đó, là khâu tráng bánh. Ở công đoạn này thì phải tráng cho thật đều tay và nhanh chóng nếu không bánh sẽ bị cháy xém.
- Cuối cùng, là công đoạn phơi bánh. Công đoạn này thì khá là phụ thuộc vào thời tiết. Vì thế, nên những người làm bánh thường lựa chọn các ngày nắng để tráng và phơi bánh. Nếu như trời mưa, thì sẽ hơ bánh qua lửa, sấy để bánh không bị mốc. Bánh phơi se mặt thì gỡ bánh, lật bánh phơi tiếp cho đến khi bánh khô.
Vậy mới nói, chỉ để làm ra món bánh này người thợ phải tất bật chuẩn bị và chế biến trong nhiều giờ. Có lẽ chính vì thế, mà hương vị của những chiếc bánh nướng này lại đậm đà, thơm ngon hơn cả thấm đẫm sự mộc mạc, chân chất của những người con đất Việt. Từng chiếc bánh được nướng trên bếp than hồng tỏa ra âm thanh tí tách cùng hương thơm hấp dẫn khắp không gian khiến bất kì ai cũng phải nao lòng.
Việt Nam vốn là một đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời, điển hình nhất là về ẩm thực với muôn vàn các nguyên liệu từ gạo và bột gạo. Bên cạnh đó, khong thể không nói đến các làng nghề thủ công truyền thống, nơi giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống xa xưa đồng thời thể hiện nét tinh hoa ẩm thực được cô đọng qua ngàn năm văn hiến. Và bánh tráng nướng/ bánh đa là một trong số đó. Hãy cùng điểm sơ qua các làng nghề này một chút nhé.
+ Bánh đa Kế: Có nguồn gốc từ Bắc Giang với hương vị rất đặc biệt. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được bị bùi béo của vừng và đậu phộng, vị ngọt thanh của gạo ngon, vị đậm đà của muối và đặc biệt là cái giòn tan trên từng miếng bánh cực kỳ hấp dẫn khiến bạn muốn ăn mãi không dừng.
+ Bánh đa Phúc Hạ: Đặc sản nổi tiếng của Lý Nhân, Hà Nam còn được gọi là bánh đa quạt. Nếu có dịp ghé thăm nơi đây, đừng bỏ qua món bánh này nhé. Hãy thử tận hưởng hương vị bùi, ngọt, giòn và thơm lừng của những chiếc bánh đa quạt. Nếm từng miếng bánh giòn tan, bạn càng thêm yêu mến hương vị mộc mạc của món quà quê hương.
+ Bánh đa Đô Lương: Là món bánh thân thương của xứ Nghệ. Điểm đặc trưng của món bánh này là có sự hội tụ hương vị của tứ vị: chua, cay, mặn, ngọt nhờ được thêm gia vị vào bột gạo cay trong quá trình làm bánh. Chiếc bánh nhỏ nhắn, có đường kính khoảng 20 cm, bên trên rắc nhiều vừng đen lại có vị cay nồng, đậm đà kích thích vị giác thực khách.
Trước cuộc sống ngày càng hiện đại, món bánh tráng nướng này vẫn không hề đánh mất đi vị trí của mình trong bản đồ ẩm thực nước nhà mà vẫn luôn được yếu mến. Dù đi bất kì nơi nào,, bạn đều có thể bắt gặp bóng dáng của nó từ ven đường, vỉa hè đến các quán ăn bình dân, sang trọng. Tuy nhiên, với xu hướng ẩm thực thay đổi không ngừng, bánh tráng nướng cũng khoác lên mình những phiên bản khác nhau. Và bánh tráng nướng vị ruốc Mikiri là một trong số đó.
Bánh tráng nướng vị ruốc Mikiri ắt hẳn sẽ khiến nhiều người phải tò mò và thắc mắc. Tại sao lại có cái tên là "bánh tráng nướng Cà Khịa"? Hay tại sao lại có vị ruốc mà không phải vị tôm,...Sở dĩ có cái tên "Cà Khịa" là bởi Mikiri muốn mang đến cho người tiêu dùng một thông điệp thú vị, vui nhộn với dòng chữ "Đừng khịa nha" trên bao bì. Đồng thời giúp cho các cuộc trò chuyện, hội họp cùng gia đình người thân thêm phần ấm áp, đong đầy. Còn về hương vị của bánh thì lại liên quan đến thành phần có trong công thức, Mikiri sẽ nói rõ hơn ở phần sau nhé.
Bánh tráng nướng vị ruốc Mikiri là món bánh chỉ mới xuất hiện trên thị trường trong mấy tháng gần đây nhưng lại được đông đảo người tiêu dùng yêu mến và lựa chọn. Được làm từ những con ruốc tươi ngon với tỷ lệ thành phần lên đến 2% hòa trộn cùng bột gạo, bột sắn, mè đen tạo nên hỗn hợp sánh mịn hấp dẫn. Tiếp đến. được đem đi tráng mỏng, sấy và nướng ở nhiệt độ thích hợp. Và các công đoạn này hoàn toàn được làm bởi dây chuyền hiện đại, hoàn toàn đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, không trộn lẫn tạp chất hay sử dụng hương nhân tạo giúp thực khách cảm nhận trọn vẹn vị ngon của bánh. Cùng với đó là quy cách đóng gói 2 xấp/ gói có khối lượng 55g nên không cần lo lắng về việc nếu không sử dụng hết bánh thì nên bảo quản như thế nào để bánh không bị ỉu đồng thời cũng tránh việc lãng phí. Khi cần, chỉ việc mở bao bì ra và sử dụng. Với chiếc bánh tráng nướng vị ruốc Mikiri, bạn có thể thỏa sức trổ tài nội trợ chế biến các món ngon như bánh đập, bánh đa trộn, salad bánh đa,..hay dùng kèm các món gỏi, các món xào hoặc như mỳ Quảng, chả đùm,....hoặc có thể vừa nhâm nhi vừa nói chuyện cùng bạn bè, gia đình mà không cần phải vất vả như trước đây.
Mọi chi tiết liên hệ: 0908716871
Địa chỉ: 416/43/22 Dương Quảng Hàm, phường 5, quận Gò Vấp
© Bản quyền thuộc về conlele.vn