Bún gạo Mikiri - Sản phẩm an toàn cho gia đình bạn.

  12/09/2023

  Vũ Trụ

Bún gạo vốn là loại nguyên liệu lâu đời và phổ biến của ẩm thực Việt, gắn liền với nền văn minh lúa nước của dân tộc ta.

1. Bún gạo Mikiri có gì khác biệt ?

Sợi bún gạo thông thường sẽ có màu trắng ngà cùng độ dai ngon hấp dẫn. Bên cạnh đó, còn có 3 dạng sợi với kích thước khác nhau như sợi to, sợi trung, sợi nhỏ và tùy theo từng món ăn mà người ta sẽ sử dụng các loại sợi sao cho thật phù hợp. Như bún bò Huế người ta sẽ sử dụng sợi to, còn bún riêu lại thiên về sợi nhỏ,....Ngày nay, để đáp ứng xu hướng eat - clean mà càng có nhiều sợi bún được làm từ các loại rau, củ, quả với màu sắc đa dạng. Tuy nhiên bún gạo vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi người. Nhằm mang đến một sản phẩm vừa chất lượng, an toàn lại tiện dụng nên nhãn hàng Mikiri đã cho ra mắt các dòng thực phẩm sấy khô và bún gạo khô Mikiri chính là một trong số sản phẩm tiên phong. Hoàn toàn ở dạng khô, khi cần sử dụng chỉ việc ngâm, luộc là sẽ có ngay các sợi bún gạo tươi ngon, bắt mắt.

bun-gao-kho

Bún gạo

2. Quy trình làm bún gạo truyền thống và bún gạo Mikiri.

2.1. Phương pháp làm bún gạo truyền thống.

+ Để làm nên những sợi bún thơm ngon, bạn cần phải chuẩn bị các loại nguyên liệu như sau:

  • _ Gạo tẻ
  • _ Bột năng
  • _ Nước lọc, muối tinh, dầu ăn…

Và ở khâu này, cần phải chọn loại gạo tẻ, không quá dẻo, có độ khô, nở và xốp nhất định. Những hạt gạo phải đều, trắng, không có sạn để tránh bún làm ra bị đen, không đẹp mắt.

+ Cách chế biến:

Bước 1: Gạo tẻ sau khi được chọn lọc mang ngâm cùng nước sạch. Trước khi ngâm, nên đãi gạo để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và mạt trấu còn sót lại, tránh ảnh hưởng đến màu sắc sợi bún. Ngâm gạo trong nước lạnh khoảng 8 – 12 tiếng. Gạo khi ngâm sẽ hút no nước, mềm và có độ nở đều hơn. Lưu ý ở khâu này sẽ cần phải đáp ứng đủ thời gian, đổ nước ngập gạo khoảng 5 phần và đặc biệt là nước ngâm phải sạch. Nếu quá trình ngâm hạt gạo hút cạn nước, cần tiếp tục bổ sung lượng nước tương ứng để tiếp tục ngập gạo trong nước.

Bước 2: Sau khi thấy gạo ngâm trong nước đã mềm và nở hơn, vo gạo khoảng 3 – 4 lần cho đến khi nước trong thì dừng lại. Đổ gạo từ từ vào máy nghiền xay chuyên dụng, hoặc xoay cối giã bằng tay cho đến khi gạo chuyển thành bột ướt và có độ mịn nhất định là được.

Bước 3: Đổ bột nước đã xay vào một mảnh vải màn, buộc túm lại và đem treo lên để ráo nước cho bột khô lại. Tiếp đến, cho bột đã ráo nước ra khay và tiến hành nhào bột. Quá trình này phải nhào thật đều tay, bột sẽ trở nên dẻo, mịn và độ dính vừa phải. Sau đó, chia nhỏ phần bột đã nhào thành những cục bột tròn và thả vào nồi nước sôi luộc tầm 7 – 8 phút. Điều này sẽ giúp bột chín ở trong, nhưng bên ngoài vẫn còn hơi sống và se lại, vớt ra và dùng màng bọc bọc kín cục bột. Sau khoảng 2h, sẽ thấy nước ngưng đọng trên màng bọc thực phẩm, lúc này bột đã chín. Cách ủ gạo làm bún này giúp bún đủ độ nở, đảm bảo độ dai giòn khi thành phẩm.

Bước 4: Nếu nhồi bột thủ công bằng tay có thể cho thêm dầu ăn, muối tinh và bột năng vào bột. Sau đó, tiến hành nhồi từ trong ra ngoài và nhồi thật đều tay thành một khối bột mịn, dẻo dai đồng nhất.

Bước 5: Cho bột vào khuôn ép bún, nhanh tay ép bún thành sợi xuống nồi nước để luộc chín. Nếu không có khuôn ép,thì phải cán bột thật mỏng sau đó cắt sợi nhỏ. Sợi bún khi luộc phải đảo đều tay, nhưng không được quá mạnh sẽ làm sợi bún nát, nếu đảo không đúng bún sẽ bị dính nồi. Bún khi chín sẽ được làm nguội nhanh với nước sạch để sợi bún có độ dai hơn.

Có thể thấy để làm ra đươc những sợi bún dai ngon đòi hỏi khá nhiều công sức của các người thợ. Nhưng trước thực trạng tràn lan các loại thực phẩm sử dụng hàn the,...thì lại là vấn đề đây lo ngại với các chị em nội trợ. Cũng vì thế mà dòng bún gạo khô Mikiri được ra đời.

2.2. Phương pháp sản xuất bún gạo Mikiri.

Bún gạo Mikiri cũng có các công đoạn sản xuất tương tự như bún tươi truyền thống gồm: Ngâm-xay gạo, nghiền, nhào trộn, ép khuôn sợi, luộc chín và thêm vào công đoạn sấy khô. Nhưng được sản xuất hoàn toàn bằng dây chuyền với các máy móc, thiết bị nên dễ dàng sàng lọc và kiểm soát chất lượng trong quá trình làm bún. 

3. Bún gạo Mikiri - Bún gạo sấy khô cao cấp.

Bún gạo Mikiri được làm từ loại bột gạo tẻ cao cấp, có độ nở xốp nhất định với hàm lượng trong bảng thành phần lên đến 90%,được trộn cùng bột năng và nước với lượng phù hợp để sợi bún có độ dẻo mềm vừa phải, không bị bở nát khi cho vào trong nước nóng, không bị đứt gãy khi kéo. Đặc biệt, hoàn toàn không có phẩm màu, không có chất tẩy trắng lại được đóng gói dưới dạng khô vừa an toàn lại dễ bảo quản, không bị hư hỏng khi để lâu như bún tươi truyền thống. Với khối lượng 400g, thích hợp với khẩu phần của cả gia đình từ 4-5 người.

bun-gao-kho-mikiri

Bún gạo sấy khô Mikiri

4. Bún gạo Mikiri có mấy loại sản phẩm?

Bún gạo Mikiri được sản xuất với ba dòng sản phẩm nên người tiêu dùng có thể lựa chọn tùy theo sở thích và khẩu vị.

+ Bún gạo sợi nhỏ Mikiri

+ Bún gạo sợi lớn Mikiri

+ Bún gạo xào khô Mikiri 

5. Bún gạo khô Mikiri - Sợi gạo dai ngon cho món ăn 

Bún gạo từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người. Bên ngoài nhỏ bé bên trong lại dẻo dai tựa như tính cách của những người con đất Việt chân chất, mộc mạc nhưng lại kiên cường, bất khuất. Có thể nói bún đã không chỉ gói gọn đơn thuần trong hai từ "món ăn". Từ Bắc chí Nam, mỗi món bún sẽ mang đến cho thực khách mỗi câu chuyện cùng hương vị khác nhau, đại diện cho từng vùng miền. Vậy mới thấy ẩm thực Việt là một nền ẩm thực đầy đa dạng với chủng loại món ăn mà cốt lõi của nó lại chỉ đơn thuần là "gạo". Với sợi bún gạo Mikiri dai ngon, hấp dẫn bạn có thể trổ tài nội trợ chế biến các món ngon khắp ba miền cho gia đình mình.

bun-gao-mikiri

Bún gạo Mikiri

Trên đây, là các thông tin liên quan đến bún gạo Mikiri để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại/Zalo: 0908716871 hoặc facebook: Mikiri - Gia đình là niềm vui.

Đóng góp ý kiến

Xem thêm