22/04/2024
Chao trong ẩm thực Việt là loại gia vị đã được "cách điệu" lại từ chao của ẩm thực Quảng Đông - Trung Quốc. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được cái béo, cái cay mặn trong từng khối chao dùng với cơm nóng vào những ngày tiết trời mát lạnh không gì sánh bằng.
Về bản chất chao của người Việt cũng tương tự với chao của người Hoa, đều được làm từ đậu phụ, ủ lên men nhưng khác biệt ở chỗ chao của người Việt có sự điều chỉnh về mặt hương vị để phù hợp với khẩu vị của phần đông mọi người. Tạo nên những khối chao trắng nõn, bắt mắt với kết cấu hương vị đa tầng, khiến thực khách phải trầm trồ ngạc nhiên. Ngoài ra, chao còn là gia vị thuần chay nên thích hợp cho những người có lối sống thuần chay, hướng đến tự nhiên và tất nhiên, cũng phù hợp cho cả các thực đơn món mặn.
Quy trình sản xuất chao bao gồm nhiều bước phức tạp, bắt đầu từ việc lựa chọn đậu nành chất lượng cao, tiếp theo là quá trình lên men tự nhiên dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát nghiêm ngặt. Sau đó, đậu nành lên men được trộn cùng các loại gia vị như tỏi, ớt, đường,.....để tạo thành các khối chao. Và sau khi chín, các khối chao sẽ nổi lên trên bề mặt hũ và có độ mềm mịn cùng vị ngon đầy kích thích.
Chao không chỉ là gia vị có tác dụng làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe như cung cấp protein thực vật, hỗ trợ tiêu hóa do quá trình lên men tự nhiên. Là loại gia vị lý tưởng cho người ăn chay hoặc những người đang tìm kiếm các lựa chọn thực phẩm bền vững. Ngoài ra, cũng không thể xem thường hàm lượng vitamin B do loại gia vị này mang lại bởi nhờ quá trình lên men mà so với các loại nước tương, nước mắm thông thường mà cung cấp lượng vitamin B gấp 3-4 lần cùng với các loại khoáng chất như canxi, sắt, magie,....
Chao có thể được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau từ các tỉnh thành Việt Nam, nhất là miền Trung và miền Nam. Một số món ăn tiêu biểu có thể kể đến như nước chấm chao, dùng để chấm kèm với các loại rau củ quả hay trong lẩu bò, các món thịt nướng, nầm nướng,.....Bên cạnh đó, còn được dùng làm gia vị tẩm ướp cho các loại nguyên liệu hoặc dùng làm gia vị cho các món kho, món xào,.....nhằm gia tăng hương vị và đổi vị cho thực đơn hằng ngày.
Khi sử dụng chao làm gia vị trong các món ăn, điều quan trọng là phải điều chỉnh liều lượng phù hợp vì chao có vị khá mạnh và đậm đà. Ngoài ra, việc bảo quản chao cũng cần được chú ý; chao nên được để trong lọ kín và bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở nắp để giữ được độ tươi và tránh nhiễm khuẩn.
Chao mang đến một hương vị đặc biệt cho các món ăn, làm phong phú thêm bữa ăn hàng ngày, và cũng là một biểu tượng của sự sáng tạo trong ẩm thực Việt. Hãy thử đưa chao vào trong các món ăn của bạn để khám phá thêm về sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam.
© Bản quyền thuộc về conlele.vn